Luật thẻ vàng rất quan trọng nhằm giúp một trận bóng đá duy trì được tính công bằng và đem lại sự an toàn cho những người tham gia. Vậy hình thức này có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng Rakhoitv giải đáp câu hỏi này trong bài viết ngay dưới đây.
Giới thiệu chung về thẻ vàng được sử dụng trong bóng đá
Trong bộ môn bóng đá, thẻ vàng là một công cụ quan trọng để trọng tài kiểm soát hành vị của các cá nhân trên sân bóng. Luật thẻ vàng được FIFA công nhận và áp dụng rộng rãi trong tất cả các giải đấu nhằm giúp trận cầu diễn ra công bằng.
Về mặt ý nghĩa, hình thức này mang tính cảnh cáo đối với cầu thủ, HLV, thành viên ban huấn luyện có hành vi vi phạm luật chơi. Trọng tài sẽ rút ra khi một cầu thủ phạm lỗi không đủ nghiêm trọng để bị đuổi khỏi sân ngay lập tức.
Tuy nhiên, nếu một ai đó nhận đủ 2 thẻ vàng, họ sẽ ngay lập tức bị “trục xuất” ra khỏi trận đấu. Mục tiêu chính là để ngăn chặn những lỗi nguy hiểm có thể tiềm ẩn có thể dẫn đến chấn thương hoặc phá hỏng tinh thần thể thao. Chính vì thế, tấm thẻ này đóng vai trò như một ranh giới để các cầu thủ và HLV có thể tự điều chỉnh hành vi trong phần còn lại của trận bóng.
Luật thẻ vàng về những tình huống sẽ phải nhận
Trong một trận đấu, sẽ có vô số tình huống mà trọng tài có thể rút thẻ vàng. Sau đây là những lỗi phổ biến, đã được quy định trong luật thẻ vàng bởi FIFA và IFFHS:
Hành vi phi thể thao
Đây là tổng hợp của các hành động khiến cho trận đấu diễn ra thiếu công bằng, đem lại những hình ảnh xấu xí ra công chúng. Những lỗi như ăn vạ để kiếm phạt đền hoặc các tình huống phạm lỗi nguy hiểm gây nguy hiểm cho đối phương đều đã đã nêu trong luật thẻ vàng.
Một ví dụ khác là khi cầu thủ ăn mừng mang tính khiêu khích sau khi ghi bàn, đặc biệt là khi có nguy cơ gây ra xung đột, kích động bạo lực. Thẻ vàng sẽ được rút cho cầu thủ đó do lỗi phi thể thao vì đã làm xấu đi hình ảnh của bộ môn bóng đá.
Phản ứng với trọng tài
Cầu thủ cũng có thể phải nhận thẻ vàng do phản ứng với trọng tài một cách thiếu tôn trọng. Hành vi này trong luật thẻ vàng có thể biểu hiện qua lời nói, hành động hoặc thậm chí là thái độ không phù hợp. Trong một trận đấu, trọng tài là người có quyền quyết định tối cao. Do đó mọi sự phản đối thiếu văn minh đều bị xem là vi phạm kỷ luật.
Luật thẻ vàng quy định về vi phạm có tính liên tục
Khi một cầu thủ liên tục phạm lỗi, cho dù đã được trọng tài cảnh báo, thẻ vàng sẽ là công cụ giúp họ “nhớ” đến những hành vi thiếu kiềm chế này. Bên cạnh đó, điều này cũng giúp đảm bảo rằng họ không lợi dụng việc phạm lỗi nhỏ để làm gián đoạn nhịp độ trận đấu.
Việc tái phạm này thường là những lỗi không quá nghiêm trọng. Nhưng khi diễn ra liên tục, điều đó cho thấy sự thiếu ý thức kỷ luật của cầu thủ và ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến của trận đấu.
Lỗi câu giờ
Theo luật thẻ vàng, câu giờ là hành vi cố tình trì hoãn việc đưa bóng vào cuộc. Điều này nhằm mục đích làm giảm tốc độ của trận đấu hoặc giành lợi thế khi đội của cầu thủ phạm lỗi đang dẫn trước. Câu giờ khiến trận đấu trở nên kém hấp dẫn, vì vậy sẽ luôn bị xử lý nghiêm khắc bằng thẻ vàng.
Vào sân mà không có sự cho phép của trọng tài
Luật thẻ vàng có quy định là khi một cầu thủ hoặc thành viên trong ban huấn luyện tự ý vào sân mà không có sự cho phép của trọng tài. Nếu xảy ra mà không có sự quản lý, trận đấu khi đó sẽ rất hỗn loạn. Kể cả khi cầu thủ bị chấn thương, thay người hay bất kỳ lý do nào khác thì cũng cần phải có sự đồng ý của ông vua áo đen để tránh vi phạm luật.
Sẽ có những hậu quả gì sau khi bị nhận thẻ vàng?
Việc phải nhận thẻ vàng có thể dẫn đến những hệ quả sâu rộng. Đôi khi những ảnh hưởng từ thẻ vàng không chỉ tác động trực tiếp lên cá nhân cầu thủ mà còn có thể ảnh hưởng đến chiến thuật của một đội bóng.
Ví dụ, khi một cầu thủ phải nhận thẻ vàng, đó có thể là dấu hiệu để đối phương khai thác, gây áp lực lên cầu thủ bị cảnh cáo. Qua đó họ có thể dính thêm án phạt. Ngoài ra trong một trận đấu, nếu có quá nhiều cầu thủ dính thẻ vàng, HLV sẽ phải cân nhắc yêu cầu các học trò chơi bớt quyết liệt hơn nhằm tránh mất người.
Cuối cùng, hệ quả xấu nhất khi phải nhận quá nhiều là sẽ bị treo giò. Tuỳ theo luật thẻ vàng ở mỗi giải đấu, người đó sẽ phải nghỉ đá sau khi tích lũy một số thẻ vàng nhất định. Ví dụ như La Liga, một cầu thủ nhận đủ 5 tấm sẽ phải vắng mặt trong 1 trận đấu.
Đây có thể coi là hình phạt dành cho những cầu thủ có xu hướng phạm lỗi một cách thường xuyên. Với các đội bóng, sự vắng mặt của một cầu thủ chủ chốt do đủ thẻ phạt có thể hình phạt nặng nề. Nhất là khi trận đấu tiếp theo có tính chất quan trọng có quyết định cả mùa giải.
Những tình huống nhận thẻ vàng đáng nhớ trong bóng đá
Trong lịch sử của bộ môn túc cầu, mỗi tấm thẻ vàng đều chứa đựng những câu chuyện đằng sau. Dưới đây là một số tình huống đáng nhớ nhất.
Josip Simunic
Josip Simunic, cựu trung vệ Croatia đã tạo nên một khoảnh khắc khó quên tại WC 2006 khi được nhận đến 3 thẻ vàng trong cùng 1 trận đấu. Điều này được cho đến từ sai sót của trọng tài Graham Poll khi có lẽ ông đã quên mất luật thẻ vàng.
Cụ thể, trong trận đấu giữa Croatia và Úc, Simunic đã nhận thẻ vàng ở phút 61 và 90. Tuy nhiên, anh vẫn tiếp tục ở trên sân thay vì bị rút thẻ đỏ truất quyền thi đấu. Phải đến khi Šimunić phạm lỗi lần thứ ba, trọng tài mới nhớ ra lỗi của mình, rút thêm 1 tấm nữa để đuổi anh ra khỏi sân.
Sergio Ramos
Sergio Ramos, trung vệ huyền thoại của Real Madrid nổi tiếng không chỉ với khả năng phòng ngự xuất sắc, mà còn bởi số lượng thẻ phạt khủng. Đáng chú ý Ramos có thể tận dụng luật thẻ vàng để đem tới lợi thế cho anh và đội bóng chủ quản.
Đó là trận đấu gặp Ajax tại vòng bảng C1 năm 2009, anh đã thừa nhận cố tình nhận thẻ vàng. Khi đó, Real đã chắc suất đi tiếp khi mà vẫn còn 1 trận đấu nữa. Để có thể thi đấu trận đấu lượt đi vòng 1/8, Ramos đã tẩy thẻ bằng cách cố tình phạm lỗi với Dolberg bên phía Ajax.
Park Hang-seo
Không chỉ cầu thủ, mà cả các huấn luyện viên cũng có thể phải nhận thẻ vàng nếu hành xử không đúng mực trên đường biên. Tấm thẻ vàng đầu tiên mà HLV người Hàn Quốc nhận được khi dẫn dắt tuyển Việt Nam đến từ trận đấu gặp Thái Lan tại vòng loại WC. Khi đó, vì lỗi phản ứng, ông đã bị trọng tài đưa ra án phạt.
Khi đó, việc trọng tài phạt thẻ vàng với thành viên ban huấn luyện mới chỉ được bổ sung trong luật thẻ vàng. Thế nên, không ít các cổ động viên khi đó tỏ ra ngỡ ngàng khi HLV Park phải nhận án phạt.
Hy vọng qua bài viết này, RakhoiTV đã giúp bạn nắm được ý nghĩa về các quy định trong luật thẻ vàng. Để đón đọc các bài viết khác xung quanh chủ đề bóng đá, đừng quên theo dõi chúng tôi. Nếu như bạn có những ý kiến khác với bài viết, hãy để lại bình luận ngay phía dưới nhé.