Chiến Thuật Phòng Ngự Zonal Marking – Duy Trì Tính Tổ Chức

Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking

Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking được sử dụng khá phổ biến trong bóng đá để tạo nên độ chắc chắn. Phương pháp này còn đặc biệt hiệu quả trong việc chống lại những tình huống cố định. Hãy cùng Rakhoi tv khám phá hệ thống hướng vào kiểm soát không gian này.

Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking là gì?

Zonal Marking dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “phòng ngự khu vực”. Đây là chiến thuật ưu tiên kiểm soát và bảo vệ các khoảng không gian trên sân, chứ không phải theo kèm từng cầu thủ đối phương. Cụ thể, mỗi hậu vệ được giao cho một khu vực nhất định để bảo vệ, chứ không phải theo kèm ai cả. Phương pháp này đã từng trở thành yếu tố chiến thuật quan trọng của nhiều chiến lược gia đại tài.

Hệ thống chiến thuật phòng ngự Zonal Marking đòi hỏi các cầu thủ phải cực kỳ ăn ý với nhau. Hậu vệ phải giao tiếp chính xác, để tạo nên một khối phòng ngự làm tê liệt những hàng công mạnh nhất. Thánh Johan Cruyff đã từng nói: “Nếu phải bảo vệ cả khu vườn thì tôi là người tệ nhất. Nhưng nếu chỉ phải bảo vệ một khu vực nhỏ thì tôi là người giỏi nhất”.

Huấn luyện viên người Ý Arrigo Sacchi từng đề ra khuôn mẫu kiểm soát trong hệ thống này. Đó là 4 điểm tham chiếu: bóng, không gian, đối thủ và đồng đội. Mọi chuyển động đều phải liên quan đến những điểm này. Vậy tức là, nếu một người lao lên tranh bóng thì người khác phải di chuyển để che chắn đường chuyền. Một cầu thủ khác nữa phải di chuyển để hỗ trợ người thứ hai và cứ tiếp tục như vậy.

Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking đòi hỏi sự đồng bộ hoàn hảo
Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking đòi hỏi sự đồng bộ hoàn hảo

Có những chiến thuật phòng ngự Zonal Marking nào?

Nghe tưởng chừng không quá phức tạp nhưng hệ thống này lại được chia ra khá nhiều kiểu khác nhau. Tùy vào trọng tâm đặt ra mà mỗi biến thể sẽ có những điểm khác nhau.

Phòng ngự khu vực theo vị trí

Với dạng này thì các cầu thủ sẽ dựa vào vị trí của đồng đội để xác định vị trí của bản thân. Mỗi người có trách nhiệm bảo vệ một vị trí cụ thể trong cấu trúc phòng ngự. Trong hệ thống chiến thuật phòng ngự Zonal Marking này, khía cạnh quan trọng nhất chính là pressing. Cách tiếp cận này khuyến khích hậu vệ gây áp lực lên đối thủ, để thu hẹp lựa chọn và khiến họ mắc phải sai lầm.

Còn một vấn đề quan trọng nữa là không gian. Hàng thủ phải tập trung kiểm soát không gian phía trước, khiến đối phương không xâm nhập được. Cách bố trí khiến cho đối thủ không có nhiều lựa chọn, rồi buộc phải đưa bóng vào khu vực mạnh của hàng phòng ngự. Như vậy, hàng thủ sẽ trở nên gắn kết, có tổ chức, không để lộ nhiều khoảng trống.

Xem thêm:  Chiến Thuật Chạy Chỗ Phá Bẫy Việt Vị - Kỹ Năng Đỉnh Cao

Ngoài ra, các hậu vệ phải tập trung ngăn chặn, không cho bóng đến chân những cầu thủ quan trọng của đối phương. Sự bố trí nhắm vào việc hạn chế lựa chọn và khả năng nhận bóng của đối thủ. Từ đó, cơ hội giành lại bóng cũng trở nên cao hơn.

Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking theo vị trí dựa vào cự ly với đồng đội
Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking theo vị trí dựa vào cự ly với đồng đội

Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking theo lựa chọn

Trọng tâm ở kiểu hệ thống này là bóng, cùng cách ngăn chặn đối phương khai thác bóng. Cách điều chỉnh vị trí của các cầu thủ ở đây dựa theo bóng, cùng cơ hội của đối thủ. Ví dụ nếu bóng được chuyển sang phải thì hậu vệ biên và trung vệ bên đó sẽ di chuyển sang để đối phó. Trong khi đó, hậu vệ trái và trung vệ lệch trái vẫn giữ cự ly để hỗ trợ khi cần.

Còn nếu sau đó bóng được đưa sang trái, hậu vệ phải và trung vệ lệch phải có thể lùi về vị trí cũ. Các đồng nghiệp ở cánh bên kia lúc này sẽ tiến lên để gây áp lực cho đối thủ. Cách tiếp cận kiểu này đòi hỏi mức độ phối hợp và đọc tình huống rất cao từ các cầu thủ. Nếu thực hiện tốt thì chiến thuật phòng ngự Zonal Marking sẽ rất hiệu quả trong việc làm gián đoạn lối chơi tấn công của đối phương.

Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking theo lựa chọn sẽ di chuyển theo bóng
Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking theo lựa chọn sẽ di chuyển theo bóng

Hệ thống phòng ngự khu vực theo không gian

Đây là kiểu lấy trọng tâm là chiếm giữ các khu vực cụ thể ở trên sân, chứ không theo kèm từng người. Dạng này là truyền thống nhất và đại diện cho định nghĩa chiến thuật phòng ngự Zonal Marking. Mỗi hậu vệ “cai quản” một khu vực, nhằm hạn chế lựa chọn tấn công của đối thủ trong không gian đó. Với hệ thống này, hàng phòng ngự rất gọn và có tổ chức, nên đối phương rất khó xâm nhập.

Việc tiếp cận bóng cũng được đảm bảo, do hậu vệ có thể nhanh chóng ập vào cầu thủ tấn công. Tuy nhiên, dạng Zonal Marking này cũng dễ bị “lủng” nếu gặp phải các đợt tấn công nhanh có khả năng khai thác khoảng trống. Các hậu vệ cần phải phối hợp hết sức ăn ý, để ngăn đối thủ đánh vào những vị trí đó.

Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking theo người

Đây là hệ thống mỗi người được giao theo kèm một cầu thủ đối phương cụ thể. Tuy nhiên, chiến thuật này không giống với Man Marking truyền thống. Cầu thủ phòng ngự không theo đối phương “như hình với bóng”. Thay vào đó, hàng thủ phải linh hoạt điều chỉnh vị trí tùy theo đối thủ gần nhất trong khu vực mình đảm nhiệm. Kiểu này gần như là sự kết hợp giữa Zonal và Man Marking.

Xem thêm:  Chiến Thuật Pressing Là Gì? Có Thể Được Hiểu Như Thế Nào?

So với kèm người truyền thống, dạng này ít để lộ ra khoảng trống hơn, mà vẫn tiếp cận được đối thủ. Ưu điểm ở đây là hạn chế các cầu thủ tấn công quan trọng, đồng thời làm gián đoạn lối chơi. Điều quan trọng vẫn là phải giao tiếp và phối hợp chuyển động thật ăn khớp. Nếu không, họ dễ để lại khoảng trống chết người và bị đối thủ khai thác.

Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking theo người gần tương tự Man Marking
Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking theo người gần tương tự Man Marking

Áp dụng Zonal Marking ra sao trong chống phạt góc?

Trong việc chống tình huống cố định, chiến thuật phòng ngự Zonal Marking cũng được triển khai tương tự. Khi đối mặt với những tình huống phạt góc, các không gian ở khu vực trung tâm tất nhiên sẽ được ưu tiên. Họ cũng phải cắt cử người trấn giữ những khu vực ngay bên ngoài vòng cấm. Thường thì hệ thống phòng ngự chia thành hai nhóm để phụ trách nhiệm vụ riêng.

  • Nhóm đứng cao hơn có nhiệm vụ che chắn các đường trả ngược và treo bóng ra ngoài. Họ còn phải chắn đường di chuyển và khả năng tiếp cận của các cầu thủ đối phương.
  • Còn nhóm đứng sâu hơn tập trung vào việc phòng ngự các cú treo bóng vào phía sau. Chính họ sẽ là những người đảm nhận tranh chấp bóng một và hai gần khung thành.
  • Ngoài ra, các đội còn bố trí thêm một hoặc hai cầu thủ đứng gần sát mép vòng cấm. Họ sẵn sàng áp sát nếu đối phương thực hiện phạt góc ngắn, làm nhiệm vụ đón bóng hai hoặc tiến hành phản công. Đây thường là các cầu thủ có khả năng tranh chấp bóng bổng yếu hơn.
Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking còn được áp dụng cho chống phạt góc
Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking còn được áp dụng cho chống phạt góc

Mỗi nhóm như vậy có từ 2 đến 8 cầu thủ, tùy vào chiến thuật từng đội. Nhóm đứng sâu hơn thường có khoảng từ 4 đến 5 người, với cầu thủ đứng ở một trong hai cột dọc.

Chiến thuật phòng ngự Zonal Marking chống đá phạt

Với phạt trực tiếp, đội phòng ngự phải tập trung duy trì cự ly với khoảng trống nhỏ giữa các cầu thủ. Toàn bộ hàng thủ phải di chuyển đồng bộ, cùng tiến hoặc lùi. Họ có thể lùi sâu để bảo vệ thủ môn, hoặc dâng cao để tạo không gian, đồng thời khiến đối phương dễ rơi vào thế việt vị hơn.

Ở đây, tư thế đứng cũng đóng vai trò quan trọng. Các cầu thủ nên đứng chếch để có thể quan sát được bóng. Như vậy cũng dễ di chuyển về phía hoặc xa khỏi khung thành hơn.

Rakhoitv vừa chia sẻ với các bạn chi tiết về chiến thuật phòng ngự Zonal Marking. Đây là một hệ thống rất khoa học và hiệu quả nhưng không phải đội bóng nào cũng có thể áp dụng tốt. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chuyên mục này của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hữu ích về bóng đá.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *