Luật thay người trong bóng đá là một hệ thống các quy định được ban hành bởi Ủy ban bóng đá quốc tế. Về cơ bản, luật này sẽ được áp dụng ở hầu hết các giải đấu, quốc gia trên khắp thế giới. Ở cấp độ bóng đá chuyên nghiệp, tất cả các huấn luyện viên, cầu thủ, trọng tài và ngay cả những người hâm mộ đều phải nắm rõ. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Rakhoitv tìm hiểu chi tiết về bộ luật này nhé!
Những điều cần biết về luật thay người trong bóng đá
Bóng đá hiện đang là bộ môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh. Chính vì vậy, bên cạnh việc theo dõi những diễn biến của làng túc cầu, người hâm mộ cũng không khỏi thắc mắc về những quy định về luật bóng đá. Một trong số đó chính là luật thay người. Cụ thể như sau:
Luật thay người cho phép các đội bóng đổi cầu thủ thi đấu trong sân nhằm nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, những yếu tố chính có thể kể đến như để đảm bảo sức khỏe cho các cầu thủ, mang yếu tố chiến thuật hoặc giúp xoay chuyển thế trận.
Như đã đề cập ở trên, luật thay người được ban hành nhằm giúp các đội bóng có thể đạt hiệu quả thi đấu cao hơn. Về cơ bản, mục đích của luật này là giúp đội hình được tối ưu hóa, đổi cầu thủ chấn thương hoặc thay đổi chiến thuật phù hợp. Với những fan bóng đá lâu năm, chắc hẳn mọi người không còn xa lạ với việc cục diện trận đấu bị xoay chuyển từ những quyết định thay người.
Những quy định về luật thay người mà bạn nên biết
Với những ai thường xuyên theo dõi bóng đá, việc các đội bóng thực hiện quyền thay người hẳn không phải điều gì mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ, cặn kẽ về luật thay người này. Phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ giúp các bạn làm rõ điều này:
Quy định về lượt thay người trong mỗi trận đấu
Kể từ khi luật thay người trong bóng đá được ban hành, NHM dường như đã quen với việc mỗi đội được phép dùng tối đa 3 quyền thay đổi trong một trận đấu. Tuy vậy, con số này đã được tăng lên thành 5 trong những giải đấu đặc biệt hoặc do ảnh hưởng của đại dịch.
Ở những giải đấu bán chuyên hoặc những trận giao hữu, số lượt thay người có thể phụ thuộc vào quy định của ban tổ chức. Đương nhiên, nó không cố định ở một con số cụ thể nào đó. Điều này được thể hiện rõ nhất trong những giải giao hữu hoặc các trận đấu giao hữu.
Vậy luật thay người trong hiệp phụ như thế nào? Đây cũng là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Thậm chí đã có những tranh cãi xoay quanh luật đổi cầu thủ trong hiệp phụ. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành được công bố bởi cơ quan lãnh đạo tối cao của bóng đá thế giới, các đội sẽ có thêm 1 quyền thay người trong hiệp phụ ngoài các lần thay người được tính trong thời gian chính thức.
Quy trình đổi cầu thủ
Với các giải đấu hay các đội bóng chuyên nghiệp, họ buộc phải nắm được quy trình này. Cụ thể, theo luật thay người trong bóng đá, việc đổi cầu thủ phải được sự cho phép từ trọng tài chính. Đồng thời, vị trí thay đổi phải là ở giữa sân, nơi có trọng tài giơ biển.
Theo luật thay người, một lượt đổi cầu thủ hợp lệ là phải thông báo cho vị trọng tài thứ tư của trận đấu. Các huấn luyện viên, trợ lý huấn luyện viên sẽ phải đưa số áo cầu thủ ra sân, vào sân cho trọng tài này để thực hiện quyền thay đổi.
Trong bất cứ trận đấu nào, luật thay đổi người không yêu cầu các đội bóng phải thực hiện quyền trong một khoảng thời gian bất kỳ. Ngược lại, đội bóng có thể sử dụng quyền bất cứ lúc nào với điều kiện bóng đang ngoài cuộc.
Quy định cho cầu thủ vào và rời sân
Đối với cầu thủ bị thay ra, người đó phải rời sân ở điểm gần nhất với đường biên. Các trường hợp cố tình lợi dụng quyền đổi cầu thủ để câu giờ sẽ bị trọng tài phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng. Trong khi đó, cầu thủ vào sân sẽ chỉ được tham gia trận đấu một khi cầu thủ kia ra ở hoàn toàn ngoài sân.
Ở những giải đấu chuyên nghiệp thuộc quản lý của cơ quan bóng đá tối cao, các cầu thủ đã bị thay ra sẽ không được phép quay lại sân đấu. Trong khi đó, ở một vài giải đấu trẻ hoặc các trận đấu giao hữu, luật này có thể sẽ không được áp dụng.
Theo luật thay người hiện hành trong bóng đá, các cầu thủ dự bị bên ngoài sân phải luôn duy trì thái độ chuyên nghiệp, không được tham gia vào những tình huống trên sân hoặc những hành vi phi thể thao. Trong trường hợp các cầu thủ dự bị mắc lỗi, trọng tài có quyền rút thẻ tùy vào mức độ nghiêm trọng. Vì vậy bất kỳ ai cũng phải nắm rõ nếu không muốn nhận án phạt.
Những chiến thuật đổi người được áp dụng rộng rãi
Không chỉ riêng bóng đá mà bất cứ bộ môn thể thao nào cũng rất cần đến những quyền đổi cầu thủ. Điều này có thể làm ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến trận đấu, song mặt tích cực chắc chắn nhiều hơn. Phần tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ liệt kê một vài những chiến thuật đổi người được áp dụng rộng rãi hiện nay:
- Thay người cuối trận: Đây là một kiểu thay đổi người được rất nhiều huấn luyện viên áp dụng trong bóng đá đương đại. Mục đích của việc này là để giúp bảo toàn tỷ số chẳng hạn như gia cố hàng phòng ngự. Ngoài ra, với đội bóng đang bị dẫn bàn, các HLV sẽ sử dụng quyền đổi cầu thủ cuối trận để tăng sức tấn công nhằm tìm kiếm bàn thắng.
- Thay người giữa hiệp: Luật đổi người trong bóng đá không cấm các đội bóng đổi cầu thủ giữa hiệp. Vì vậy, cũng có không ít huấn luyện viên tận dụng điều này để thay đổi chiến thuật của đội bóng. Chẳng hạn một đội bóng đang chơi không đúng chiến thuật ở hiệp đầu, những sự thay đổi ở giờ nghỉ giữa hiệp có thể giúp họ chơi khởi sắc.
- Đổi người trong hiệp phụ: Trường hợp này không phải xuất hiện ở mọi trận đấu. Nhưng một khi trận đấu phải đi đến hiệp phụ thì việc thay người ở khoảng thời gian này luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Theo đó, những quyết định thay đổi có thể giúp tăng cường thể lực cho đội bóng.
Những lỗi thường gặp liên quan đến luật thay người
Dù là ở các giải đấu chuyên nghiệp hay bán chuyên, những lỗi gặp phải khi thực hiện quyền thay người là điều vẫn xuất hiện. Dưới đây là một vài lỗi phổ biến thường thấy liên quan tới luật đổi người trong bóng đá:
Một vài lỗi thường gặp khi thực hiện quyền thay người
- Vào sân không có sự cho phép của trọng tài: Đây không phải là lỗi hiếm thấy, thậm chí ở cả những giải bóng đá chuyên nghiệp. Trong trường hợp này, các cầu thủ có thể bị phạt thẻ vàng.
- Thay người quá số lần quy định: Trường hợp này có vẻ hiếm gặp hơn. Tuy nhiên, nếu một đội bóng bất kỳ vi phạm, trọng tài hoàn toàn có thể đưa ra quyết định xử phạt.
- Cầu thủ bị thay cởi áo trong sân: Nhiều cầu thủ khi bị thay ra đã vội vàng cởi áo thi đấu và điều này khiến họ phạm luật thay người. Các cầu thủ vi phạm ở trường hợp này sẽ bị phạt thẻ vàng.
Qua bài viết trên, Rakhoitv đã gửi tới mọi người những quy định về luật thay người trong bóng đá. Đừng quên theo dõi kênh thông tin của chúng tôi để cập nhật thêm những luật thú vị khác của bộ môn thể thao vua nhé!